15-10-2015
Cẩm Nang

Chủ đề: Cẩm Nang Phật Pháp Căn Bản.

TÔN SƯ KHANGSER RINPOCHE

CẨM NANG PHẬT PHÁP CĂN BẢN

KHÁC BIỆT GIỮA TIỂU THỪA, ĐẠI THỪA VÀ KIM CANG THỪA

   Tổ Tsongkhapa có nói, “Một hành giả nên thực hành cả ba thừa cùng nhau.” Cả ba thừa này không thể tách rời nhau trong thực hành.

Đặc thù:

1. TIỂU THỪA (NGUYÊN THỦY, NAM TÔNG):

- Thực hành: Tuân thủ giới luật của tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni.

- Giáo lý: Nói đến nhân quả và vô thường.

- Năm giới cư sĩ xuất phát từ Tiểu Thừa.

2. ĐẠI THỪA (BẮC TÔNG):

- Giáo lý: Nói đến Tánh Không và Tâm Bồ-Đề, Tâm Giác Ngộ.

3. KIM CANG THỪA:

- Gồm những thực hành bổn tôn.

- Nói đến Ruộng Phước và Cây Quy Y.

   Để trở thành một hành giả chân thật thì các bạn phải kết hợp cả ba đường lối thực hành này với nhau, không thể nào tách rời. Khi không có sự kết hợp ba đường lối này trong thực hành này thì không thể thực hành được pháp nào cả. Nếu không kết hợp cả ba thì ngay cả một trong ba pháp hành các bạn cũng không thể thực hành được.

Sự khác biệt và mối liên hệ:

   Điểm khác biệt đầu tiên là tên gọi khác nhau. Đó là điểm khác biệt chung nhất. Giáo lý Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa có quan điểm khác nhau. Ví dụ, nói đến Phật A Di Đà thì chỉ có trong Đại Thừa và Kim Cang Thừa. Khi nói đến Tiểu Thừa người ta chỉ công nhận đức Phật Thích Ca mà không có những vị Phật khác. Đó là một trong những điểm khác nhau.

   Khi xem xét hai đối tượng, hai thực thể khác nhau thì chắc chắn chúng sẽ có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, các bạn phải hiểu một điều: có những điểm khác biệt như vậy thì mới mang lại vẻ đẹp. Hãy nhìn vào một khu vườn có rất nhiều loại hoa, nếu tất cả loài hoa đó đều có chung một màu thì sẽ rất nhàm chán, nếu khu vườn đó có rất nhiều hoa và sắc màu sặc sỡ thì khu vườn sẽ đẹp hơn.

   Nói đến mười bất thiện nghiệp thì giáo lý này xuất phát từ Tiểu Thừa. Các bạn không thể thực hành Kim Cang Thừa nếu không thực hành mười thiện nghiệp. Những thừa này có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt, khi thực hành các bạn cần phải kết hợp các pháp thực hành của cả ba thừa này lại với nhau. Nếu chưa biết về Tiểu Thừa và Đại Thừa thì không thể thực hành Kim Cang Thừa được.

   Ai không rõ thì nên đọc quyển Lamrim––Giải thoát trong lòng tay––trong đó có hướng dẫn từng giai đoạn và phương pháp thực hành.

   Khi nói đến sáu Ba-La-Mật, trong đó có phần Trì Giới thì thật sự phần này cũng xuất phát từ Tiểu Thừa. Tuy nhiên khi nói đến Ba-La-Mật thứ sáu––Bát-Nhã Ba-La-Mật hay Trí Tuệ, điểm này xuất phát từ Đại Thừa. Do đó, nói chung, khi thực hành Kim Cang Thừa, phải kết hợp thực hành cả ba thừa––Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa––với nhau, nếu không kết hợp được thì các bạn sẽ không thể thực hành Kim Cang Thừa. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được những quan điểm khác nhau dựa trên ba thừa này.

(Trích nguồn http://dipkar.com/vi/teachings/view/247/phap-thoai-ngan-tai-chua-nhu-thi-that)

 

Ban Biên Tập Dipkar Việt Nam hiệu đính @15/10/2015.

Nguyện cho các Bậc Thầy kính yêu phúc thọ an khang,

Nguyện cho cơn mưa to Mật pháp tối thượng thấm nhuần khắp mọi nơi,

Nguyện cho mật nhủ Kim Cang Thừa xuôi dòng Cửu Long đến tận quê hương tôi,

Nguyện cho giáo pháp diệu thâm của Đức Thích Ca chiếu sáng đời đời.