04-06-2022
Lamrim 2021
Download MP3

Tóm tắt bài giảng tuần 62 – ngày 04.06.2022

Ngày Thứ 15 – Bản chất con đường đến giải thoát

2. Bản chất con đường đến giải thoát

- Học Lamrim là thực hành pháp.

- Hãy bắt đầu buổi học pháp bằng việc phát khởi động cơ tốt và kết thúc buổi học với việc hồi hướng công đức. Phát khởi động cơ tốt và khiến cho tâm nhẹ nhàng và tập trung tốt.

-Thiền đặt toàn bộ tâm trí tập trung vào hơi thở nhẹ nhàng và chậm rãi

- Cửa ngõ để dẫn vào thực hành pháp là quy y Tam bảo. Quy y Tam bảo là nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng bảo để thực hành pháp.

Con xin Quy Y Phật Pháp Tăng

Cho đến khi đạt được Bồ đề

Với công đức tích góp do thực hành Bố thí v.v

Nguyện thành Phật để lợi lạc tất cả chúng sinh

Hai câu đầu là Quy y, tức nương tựa vào Tam bảo, nương tựa và Phật, Pháp, Tăng. Hai câu sau là phát tâm Đại thừa, phát Tâm Bồ đề

Tóm tắt sơ lược từ các buổi học từ đầu đến giờ:

- Tính vĩ đại của Tác giả là Tổ Atisha

- Mục đích : biết lý do cần học Lamrim.

- Cần nương tựa vào bậc đạo sư có hiểu biết, lỗi lạc để học Lamrim

- Lam rim gồm: phạm vi nhỏ, phạm vi trung bình và phạm vi lớn. Hiện giờ ta đang học Phạm Vi trung bình.

Phạm Vi trung bình : người có mong cầu giải thoát sẽ thực hành thế nào? Nghĩ đến đạt được hạnh phúc thế gian ở đời sau thì vẫn chưa hết được đau khổ. Cần có phương pháp nào để thoát khổ. Nên người ở Phạm Vi trung bình tìm cầu để giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi. Theo lời Phật dạy, để thoát được nổi khổ của luân hồi cần thực hành Tứ thánh đế. Đầu tiên phải hiểu về Khổ đế và Tập đế, nghĩa là hiểu về nổi khổ và nguyên nhân của đau khổ. Để loại được khổ thì cần biết và nhận diện được khổ và nguyên nhân gây ra đau khổ. Biết được nguyên nhân phát sinh đau khổ và loại trừ đau khổ thì có được 2 đế sau là Đạo đế và Diệt đế, nghĩa là Niết bàn và phương tiện diệt trừ đau khổ.

Để loại trừ đau khổ cần biết nguyên nhân sinh ra đau khổ: nghiệp và phiền não.

Còn ở trong luân hồi thì đau khổ chính là bản chất, hoặc là khổ thân hoặc khổ tâm. Thời nay, khổ vì thiếu đói đã giảm đi, thay vào đó những nổi khổ do ganh ghét đố kỵ, lo lắng bất an … nỗi khổ tâm lại gia tăng. Cần tìm ra phương pháp điều phục tâm thì mới có được an lạc. Vì vậy thực hành Phật pháp chính là việc kiểm soát và điều phục tâm của chính mình chứ không phải chỉ tìm cách kiểm soát các yêu tố bên ngoài.

Hãy nghĩ xem hàng ngày ta luôn bị loại bất an nào quấy rối, thiền quán về nguyên nhân gây bất an đó để có thể kiểm soát cho nó đừng phát sinh. Bất an và đau khổ sinh từ các phiền não, có 6 loại phiền não căn bản:

- Tâm tham – bám chấp

- Tâm sân : không thỏa mãn, không vừa ý sẽ sinh tức giận.

Nhìn vào cái mình thích sinh sẽ tâm tham, nhìn vào cái không thích sẽ sinh tâm sân. Thông thường hai loại tâm này hổ trợ nhau để gia tăng thuộc tính của chúng. Trong 6 phiền não căn bản, tâm sân giận là loại phiền não nguy hiểm nhất, làm mất hạnh phúc cho chính mình và người xung quanh. Cần kiểm soát mọi hành vi khi bị loại phiền não này chi phối.

- Tâm ngã mạn : tâm này luôn làm cho mình có sự so sánh giữa mình và người khác, luôn muốn hơn người khác dẫn đến các suy nghĩ bất thiện.

Để điều phục tâm ngã mạn hãy nghĩ về vô thường

- Vô Minh : không hiểu biết rõ về gốc rễ mọi điều. Từ vô minh sinh ra các phiền não khác, có hành động và suy nghĩ bất thiện. Không hiểu biết ở phạm vi này là không hiểu biết về nhân quả, về nghiệp thiện và bất thiện.

Phương pháp đối trị Vô Minh là Trí tuệ. Cần hiểu rõ mọi việc đang xảy ra xung quanh ta đúng bản chất của nó. Học Phật pháp là đang mong muốn loại trừ phiền não trên thân, trên tâm. Vậy cần biết phiền não trên thân và tâm đó từ đâu mà ra? Và khi biết được thì mới có thể loại trừ được gốc rễ việc sinh ra phiền não trên thân và tâm đó.

- Kiến chấp sai lầm.

Trong đó thân kiến là sai lầm nhất, do cho cái tôi chính là thân này và bám chấp vào đó

- Tâm nghi : khi học điều mới thường phát sinh nghi ngờ không biết nó đúng hay sai, tâm nghi khiến ta tìm hiểu, đây là điều tốt. Tâm nghi được đề cập trong phạm vi này là tâm nghi gây phiền não. Nghi ngờ về nhân quả, về Tứ Thánh đế, về Tam bảo… tâm nghi này mang lại phiền não.

Từ các 6 phiền não căn bản sẽ phát sinh thêm các phiền não phụ thuộc khác như ganh tị, đố kị …

Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu đạo Phật cũng tìm hiểu về tâm thức và các cách phát sinh phiền não. Theo đó, thiền định cũng được cho là một trong những phương pháp hiệu quả mang lại bình an trong tâm thức. Tuy nhiên để mang lại an lạc dài lâu và rốt ráo thì nên nghĩ về nguồn gốc của các bất an, nguồn gốc của đau khổ. Đó là phiền não. Cần tìm hiểu phiền não gốc rễ nhất gây ra các bất an, đau khổ đó để diệt trừ. Khi đó mới được hoàn toàn an lạc.

Đạo Phật dạy nhận diện những loại khổ mình đang gánh chịu, tìm biết các đau khổ đó xuất phát từ đâu và loại trừ nhân của đau khổ. Tứ Thánh đế dạy ta biết được các đau khổ đều do nghiệp và phiền não mà có, tìm nguyên nhân và phương pháp diệt phiền não phát sinh, từ đó thoát được đau khổ.

Phiền não là gốc phát sinh ra đau khổ, chỉ có loại trừ được phiền não thì mới hết đau khổ. Cần biết 4 điều quan trọng về phiền não:

- Nhận diện được phiền não

- Cơ chế phát sinh phiền não

- Phiền não ảnh hưởng trên thân và tâm như thế nào

- Làm thế nào để khống chế được phiền não